Thiết kế cầu thang trong nhà phố phân biệt theo hai loại: thang thẳng và thang tròn. Thang thẳng có thể là loại một đợt, hai đợt hay ba đợt. Thang tròn là kiểu cầu thang mà các bậc xoay quanh một trục. Lựa chọn kiểu thang nào phụ thuộc vào vị trí và thế đất.
Thiết kế cầu thang trong nhà phố loại thang 1 đợt làm rộng diện tích sử dụng cho tầng trệt nhưng lại tốn diện tích cho các tầng trên vì phải tạo hành lang đi bên cạnh. Thang hai đợt diện tích chiếm đất ít nhất, nhưng các đợt dưới thường tối và bí.Thang ba đợt thông thoáng, giao thông tốt, kết hợp chiếu sáng nếu tum thang làm mái kính, mái nhựa trong, tốn diện tích nhất.
Trong điều kiện đất rộng rãi, nên thiết kế cầu thang trong nhà phố loại thang 3 đợt kết hợp làm khoảng không gian thông thoáng chung của cả ngôi nhà. Các bậc thang có thể bố trí chia đều cho mỗi đợt để tạo sự cân bằng, nhưng cũng có thể bố trí kiểu đợt nhiều đợt ít để tạo những chiếu nghỉ ở các vị trí đẹp.
Thiết kế cầu thang trong nhà phố – thang 2 đợt
Thiết kế cầu thang trong nhà phố loại thang tròn tiết kiệm không gian hơn thang thẳng, thích hợp với những ngôi nhà (căn phòng) có diện tích hẹp. Thang tròn còn là một điểm nhấn tạo dáng đẹp cho công trình, thường hay sử dụng ngoài trời làm thang phụ dẫn lên tầng hai hoặc tầng thượng.
Thiết kế cầu thang trong nhà phố – loại thang tròn
Nhưng bất lợi của loại thang này là khó đi và khó mang vác đồ đạc. Trong nhà phố, cầu thang tròn không nên thiết kế cho những trần nhà quá cao, thường chỉ thích hợp với độ cao dưới 3 m, để đỡ có cảm giác chóng mặt khi đi lại.
Sau khi đã quyết định được kiểu cầu thang, điều bạn cần làm tiếp theo là xác định tỷ lệ hài hòa trong các bậc thang, chiếu nghỉ… Những yếu tố này sẽ giúp bạn có được sự thoải mái khi di chuyển.
Thiết kế cầu thang trong nhà phố- Tỉ lệ phải hài hòa
Mỗi đợt thang không được nhiều hơn 16 bậc vì nhiều bậc quá sẽ gây mỏi mệt cho người đi. Bậc cầu thang được coi là lý tưởng khi đạt chỉ số chiều sâu từ 25 đến 30 cm, chiều cao bậc từ 17 đến 18 cm. Các bậc thang đó hình thành độ dốc toàn bộ cầu thang trong vòng 20-30 độ. Độ cao bậc chỉ cần nâng lên một chút (19-20 cm) là người đi dễ cảm thấy mỏi mệt. Độ cao này tỷ lệ thuận với độ dốc toàn đợt thang gây nên tâm lý ngại ngần không muốn trèo. Lý do hiện nay một số ngôi nhà có cầu thang hẹp, cao, dốc, chật chội… là do nhiều người thường thích trần cao, tầng một trung bình 3,9 – 4,2 m, trong khi đó, phần diện tích dành làm cầu thang lại muốn giảm tối thiểu vì sợ thu hẹp diện tích phòng.
Thiết kế cầu thang trong nhà phố – chiếu nghỉ và chiếu tới
Nhiều người lầm tưởng chiếu nghỉ là khoảng nối giữa hai đợt thang, nhưng thực ra đó là từ chỉ những vị trí đợt thang bằng phẳng, để làm “chiếu” nghỉ chân. Nếu cầu thang chỉ có bậc lên liên tiếp là cầu thang không có chiếu nghỉ, bạn sẽ có cảm giác mỏi khi di chuyển. “Chiếu” nghỉ ở cầu thang có thể ở giữa thang nếu một đợt thang quá dài (như các công trình công cộng nhà hát, trường học…), mà cũng có thể ở giữa hai đợt thang. Lên cao 8-10 bậc, nên có một chiếu nghỉ làm cho người đi lên được nghỉ chân vài nhịp sau loạt bước liên tục, tạo cảm giác thoải mái. Chiếu tới thông thường là hành lang, nơi bậc thang cuối cùng gặp sàn.
Thiết kế cầu thang trong nhà phố- Chiếu nghỉ và chiếu tới
Chiếu tới này nhất thiết phải có bề ngang dài bằng hai lần chiều rộng bản thang và không nên làm bậc. Chiếu tới rộng rãi làm sảnh đón của tầng, có thể đặt đôi ba ghế ngồi chơi. Đây có thể là không gian thư giãn chung cho cả tầng, nếu kết hợp với giếng trời thông thoáng. Đối với những cầu thang một đợt, để không bị “cụng đầu”, khoảng cách từ bậc thang tới dầm hoặc sàn tầng trên tối thiểu là 2,6 m.